Chế biến trà thảo mộc tía tô với mong muốn nâng cao giá trị cây tía tô

Thông tin mô tả

Hiện nay tía tô dang dần trở thành một loại cây hái ra tiền, không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam mà còn được trồng để xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngoài việc sử dụng như một loại gia vị, rau sống thì tía tô cũng có tác dụng đặc biệt trong y học, các sản phẩm như bột tía tô, cao tía tô, tinh dầu tía tô được sử dụng phổ biến là một trong những sản phẩm có giá trị thương mại cao. Quy trình này sản xuất loại trà thảo mộc lá tía tô có hoạt tính sinh học cao, rất tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, có thể triển khai ở cả quy mô công nghiệp cũng như sản xuất nhỏ ở quy mô hộ gia đình.

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng các loại trà thảo mộc có nguồn gốc thiên nhiên, có sự kết hợp nhiều thành phần khác nhau, có công dụng giải nhiệt và tăng cường khả năng tiêu hóa, miễn dịch của cơ thể. Với mong muốn nâng cao giá trị cho cây tía tô tại địa phương nên đã sử dụng nguồn nguyên liệu này chế biến thành các sản phẩm chức năng, nghiên cứu sản xuất trà thảo mộc tía tô.

Trà thảo mộc lá tía tô – gừng – cỏ ngọt là sự kết hợp pha chế giữa lá tía tô và gừng nên có mùi thơm đặc trưng cho sản phẩm, được phối thêm cỏ ngọt để tạo vị phù hợp với thói quen sử dụng của người tiêu dùng. Phương thức sản xuất rất đơn giản, có thể tiến hành ngay tại hộ gia đình hoặc ứng dụng triển khai cho quy mô sản xuất công nghiệp.

tra-tia-to.jpg?v=1718007070788

Công dụng của trà tía tô với sức khỏe

Đông y và khoa học hiện đại đã khẳng định tía tô là thảo dược chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ tăng sức đề kháng, phòng ngừa và điều trị một số chứng bệnh hiệu quả.

Y học Cổ truyền của Ấn Độ và Trung Quốc đã khẳng định tía tô có công dụng trong việc hỗ trợ phòng chống hen suyễn, cảm lạnh, nghẹt mũi, cúm, đau thắt lưng, ho, nôn mửa, cải thiện chức năng dạ dày…

Các hoạt chất Perillaldehyde, Rosmarinic acid, Apigenin và Luteolin trong tía tô có hoạt tính chống dị ứng, chống viêm, chống oxy hóa, …Tía tô cũng chứa nhiều vitamin như A, B, C và các khoáng chất Canxi, Sắt, Magie, Photpho… Uống trà tía tô giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa sự tấn công của virus cảm, ho.

Ngoài ra, tía tô cũng được cho là hỗ trợ giảm các chứng mẩn ngứa, chảy máu do nôn, tiêu chảy, giảm các triệu chứng Gout… Bên cạnh đó còn hỗ trợ ngừa bệnh tim mạch, điều trị viêm khớp, dạ dày.

image001

Trà tía tô mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Tía tô có các thành phần kháng khuẩn, chống viêm tốt cho da. Sử dụng trà tía tô thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng chất tự nhiên hỗ trợ chống viêm, loại bỏ các vi khuẩn trên da. Đặc tính này cũng hỗ trợ giảm sưng tấy, làm lành vết thương do mụn bọc, mụn mủ.

442002444-786446210264590-1490939308447935546-n.jpg?v=1718007036179

Ngoài ra, uống trà tía tô còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khắc phục những tình trạng da bị mẩn ngứa, mày đay…

Hàm lượng vitamin C có trong lá tía tô hỗ trợ dưỡng da trắng sáng, mịn màng hơn.

Không chỉ giúp đẹp da, uống trà tía tô sẽ bổ sung cho cơ thể hàm lượng canxi, sắt, kẽm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, hạn chế hấp thu chất béo, duy trì chỉ số hình thể.

Các phương pháp điều chế dược phẩm từ cây tía tô

Tía tô được sử dụng với rất nhiều dạng khác nhau, từ đó phương pháp điều chế tía tô cũng vô cùng đa dạng, dưới đây sẽ là các phương pháp điều chế tía tô.

Phương pháp chiết xuất tinh dầu

Nguyên liệ sẽ được cho vào nồi chưng cất tinh dầu tại miệng cấp liệu ở những tỷ lệ khác nhau. Nồi chưng cất tinh dầu được thiết kế dựa theo thiết bị gia nhiệt 3 lớp, lớp ngoài chứa dầu và được gia nhiệt bằng điện trở.

Hơi nước lôi cuốn theo tinh dầu được ngưng tụ khi đi qua cần ngưng và ống xoắn ruột gà. Ở đây, hơi nước và tinh dầu sẽ trao đổi nhiệt với nước trong bồn làm mát (33 - 35 độ C), được bơm tuần hoàn ngược chiều từ trên xuống. Hỗn hợp hơi nước và tinh dầu sẽ được phân tách ở thiết bị phân ly, hay còn gọi là bình tách tinh dầu.

Thu hoạch tía tô khi cây ra hoa, khi đấy là thời điểm thích hợp nhất, cho lượng tinh dầu nhiều nhất.

Lá tía tô sau khi thu hoạch được phơi héo ở điều kiện tự nhiên trong khoảng 12 giờ để đạt độ ẩm 20% thì mang đi cắt, thái nhỏ, sau đó bỏ vào Nồi chưng cất tinh dầu. Cài đặt nhiệt độ và thời gian thích hợp, nhiệt độ 80 độ C và thời gian khoảng 4 – 4,5 giờ. Sau đó thu được hỗn hợp tinh dầu chứa nước, đem hỗn hợp phân ly để tách được tinh dầu tía tô nguyên chất.

chung-cat-tinh-dau-ap-suat-5-f5b35498-f308-48a6-837e-1757dacddeb6-38913897-63e4-42fd-8c15-19010d7a596b.jpg?v=1682494577883

Thành phần chính của tinh dầu tía tố là Gamma-Asarone (35,12%), Caryophyllene (33,88%), d-Limonene (11,43%), Trans-alpha-Bergamotene (7,66%), Gamma-Muurolene (4,58%), Humulene (3,83%). Đây là những chất có hoạt tính sinh học rất tốt, dược tính cao, được dùng để bào chế dược phẩm như làm cao tía tô, ******* viên, ******* đông dược…

Phương pháp điều chế cao Tía tô 

Hệ thống thiết bị phục vụ quá trình điều chế cao tía tô

Để điều chế cao tía tô cần một số thiết bị chuyên dụng như Nồi nấu cao dược liệu, Nồi cô cao dược liệu… các thiết bị này được sản xuất bởi inox cao cấp, không ăn mòn, không làm biến đổi dược tính của tía tô cũng như các loại dược liệu, dược phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Nồi nấu dược liệu

Trước khi cô dược liệu thành dạng cao cần trải qua quá trình đun nước cốt. Dược liệu, thảo dược, xương động vật cần phải ninh với nước trong thời gian dài để lấy được được hết các dược chất trong nguyên liệu, thông thường phải đun từ 8 – 10 tiếng, rất tốn công sức và thời gian. Để đảm bảo nguyên liệu không khê cháy, sát đáy nồi còn phải liên tục đảo đều và giữ nhiệt ở mức vừa phải, không làm trào ra ngoài.

126908439-766446570750194-1556407889765126715-n-6675d92e-8e18-46f7-8193-dccd7b3157d4-bbff00de-1ab8-4a79-8153-3106d2aefd0f.jpg?v=1631694382019

Nồi cô cao dược liệu

Quá trình cô dược liệu là công đoạn mất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo để không làm cháy, làm hỏng nồi cao. Với các loại dược liệu dạng lỏng, dạng sệt đến dung dịch đặc, Nồi cô dược liệu cánh khuấy hoàn toàn phù hợp, kết hợp cánh khuấy đảo vét liên tục để cao không dính thành nồi, không bị khê cháy. Hệ thống làm nóng gia nhiệt riêng biệt để sử dụng thiết bị như nồi gia nhiệt, nồi đun thông thường hoặc như một thiết bị khuấy trộn đơn thuần. 

Khác với nồi cô cao dược liệu thông thường, Nồi cô đặc dược liệu với mục đích là nấu cao dược liệu, nấu cao xương có độ ẩm thấp dưới 20%, tỉ lệ dinh dưỡng, hàm lượng dược chất cao. Vì thế Nồi nấu cao đặc được thiết kế miệng nồi rộng để dễ dàng bay hơi nước, nhanh đặc, dễ sánh, không khê cháy… đáp ứng nhu cầu nấu cao đặc, cao bánh, đặc biệt là cao ngựa bạch, cao hổ cốt, cao xương dê…

Nồi nấu cao dược liệu cần có thêm biến tần để điều chỉnh tốc độ khuấy của cánh khuấy. Quá trình khởi động từ tốc độ thấp giúp cho động cơ mang tải lớn không phải khởi động đột ngột, tránh hư hỏng phần cơ khí, ổ trục, tăng tuổi thọ động cơ.

299729226-3282417622001725-4849575714883241700-n-56663ecc-cc03-486c-91fd-b6f246548ca2.jpg?v=1713584231026

Phương pháp sấy khô làm trà tía tô hoặc nghiền bột tía tô

Trước đây, lá tía tô chủ yếu được dùng làm rau sống ăn kèm trong các món ăn để tăng hương vị thơm và cay hoặc làm các bài ******* đắp lá dân gian ở dạng lá tươi. Ngày nay, bột lá tía tô sấy khô được chế biến trực tiếp từ lá tía tô với hàm lượng dinh dưỡng cao, ứng dụng được nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Với công nghệ sấy hiện đại, bột lá tía tô sấy khô đang nhận được sự tin dùng của nhiều người tiêu dùng. 

433872744-785245849837593-474717322032487991-n.jpg?v=1713585800720

Những lá tía tô sau khi được rửa sạch và để ráo sẽ được xếp vào từng khay sấy của máy sấy dược liệu. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian sấy bạn có thể cắt lá tía tô thành những sợi có kích thước vừa phải để tăng tiết diện tiếp xúc với nhiệt, giúp lá tía tô được không nhanh hơn. Lá tía tô sau khi sấy khô giòn đạt yêu cầu sẽ được nghiền thành bột mịn nhờ máy nghiền bột chuyên dụng. Sản phẩm sau khi nghiền có độ mịn vừa phải, dễ dàng hoà tan hoặc pha chế cùng với các nguyên liệu khác mang lại sản phẩm có giá trị cao.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về công dụng của lá tía tô các phương pháp điều chế tía tô thành các sản phẩm chức năng mang lại sức khỏe cho con người. Những thiết bị hoạt động tự động sẽ tiết kiệm công sức cũng như năng suất, chất lượng sản phẩm sẽ đạt hiệu quả tốt hơn rất nhiều. Để lựa chọn thiết bị sản xuất quý khách nên căn cứ vào tình hình tài chính và nhu cầu sử dụng để lựa chọn cho phù hợp và tiết kiệm cho cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm về hệ thống kỹ thuật điều chế dược liệu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ phù hợp nhất.

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM

Hotline: 0904685252

Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn

Email: Kagtechvn@gmail.com

Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

 

Bài viết liên quan

Tìm hiểu nồi cô cánh vét có hệ thống khuấy đảo thông minh

Nồi nấu thảo dược, ninh dược liệu mini

Tủ sấy dược liệu - máy sấy khô thảo dược 

Máy vo viên hoàn, viên ******* đông y

http://maythucphamkag.com/
Góp ý
Được đăng bởi: KAGVIETNAM
Địa điểm: Hà Nội
Ngày đăng tin: 16:56 10/06/2024
Báo cáo