Đồng hồ đo nhiệt độ là một thiết bị đo lường được sử dụng cho các hệ thống làm việc liên quan đến nhiệt độ. Còn có tên gọi khác là đồng hồ nhiệt độ, nhiệt kế,.. thiết bị này thường được sử dụng cho các dòng môi trường dạng lỏng. là thiết bị chuyên dụng được sử dụng để giám sát, hiển thị và cảnh báo nhiệt độ môi trường hoặc tại một vùng cụ thể cần đo. Hiện nay, có hai loại đồng hồ nhiệt độ là đồng hộ đo nhiệt độ cơ và đồng hồ đo nhiệt độ điện tử. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thông số kỹ thuật, cấu tạo, ứng dụng của nó nhé.
-Vật liệu chế tạo: inox 304, 316
-Thang đo nhiệt: 0 – 50º, 0 – 100º, 0 – 120º, 0 – 150º, 0 – 200º, 0 – 600º
-Đơn vị đo: Độ C, Độ K
-Sai số: ± 1.0 %, ± 0.5%
-Đường kính mặt: D50mm, D80mm, D100mm, D150mm, D200mm,…
-Đường kính chân nhiệt : phi 8, phi 6, phi 10
-Chiều dài chân nhiệt: L = 100mm, 150mm, 300mm, 500mm, 1m, 2m, 3m.
-Kiểu kết nối: Chân đứng, chân sau, dạng dây
-Xuất xứ: Wika – Đức. Wise – Hàn Quốc.
–Thân đồng hồ: Đây là lớp vỏ bọc của thiết bị có khả năng chống chịu nhiệt độ và áp lực cao. Chất liệu chúng được làm từ inox 304/316 hoặc là làm từ thép không gỉ mạ crom. Với mỗi dòng môi trường khác nhau, chúng ta sẽ lựa chọn một dòng chất liệu khác nhau.
–Bộ phận đo: Là phần chi tiết được tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp dòng lưu chất. Bộ phận đo ở đây có thể là chân đo, dây đo, que đo, hay là ống cảm biến đo… Phần bộ phận đo của đồng hồ vô cùng nhạy để có thể đưa ra dãi thông số đúng nhất.
–Bộ phận chuyển đổi: Phần chi tiết này được gắn giữa bộ phận đo và mặt hiển thị. Phần chuyển đổi là nơi truyền nhiệt độ từ chân đo đến mặt hiển thị. Chúng có thể là dạng ống đo Bourdom, cũng có thể là dạng thủy ngân, dạng lưỡng kim
–Bộ phận hiển thị: Được đặt trên mặt hiển thị, chúng gồm kim chỉ thị được liên kết với phần chuyển đổi. Trên mặt hiển thị là những dãy số liệu định mức dãi đo, và kim chỉ thị quay đến vị trí nào thì nhiệt độ làm việc đang ở mức giá trị đó.
Đồng hồ đo nhiệt độ hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản: khi lắp đặt đồng hồ vào hệ thống, thiết bị sao cho chân hay dây dẫn nhiệt tiếp xúc với các lưu chất, nhiệt của các lưu chất sẽ được tác động với đầu cảm biến, sau đó truyền tín hiệu lên ống bourdon làm giản nở ống và khiến kim chỉ đi đến mức nhiệt trên mặt đồng hồ đo.
-Chất liệu cấu tạo làm từ inox hoặc thép mạ crom có độ bền cao. Chống chịu được sự ăn mòn từ hệ thống làm việc.
-Thiết kế nhỏ gọn tiện lợi cho việc sử dụng vận chuyển. Lắp đặt trong hệ thống tiết kiệm được không gian lắp đặt cho hệ thống.
-Có nhiều loại chân đo như chân đứng, chân sau, dạng dây,.. Với chiều dài kích thước đa dạng dễ dàng lắp đặt cho nhiều hệ thống làm việc.
-Dãi đo nhiệt độ có nhiều nấc đo đa dạng từ nhỏ đến lớn, với sai số làm việc vô cùng nhỏ
-Dòng mặt số hiển thị có hai loại có dầu và không dầu, hút chân không chống thấm và ngưng tụ hơi nước. Với mặt số dầu sẽ chống cho việc rung lắc gây sai số của thiết bị.
-Độ bền cơ học cao, và môi trường làm việc đa dạng.
-Sử dụng đồng hồ đo nhiệt cần xác định rõ dãi nhiệt độ đo của hệ thống để lắp đặt dòng đồng hồ đo nhiệt cho chuẩn xác.
-Mặt đồng hồ càng lớn thì giá thành của thiết bị càng cao.
-Đối với dòng đồng hồ là dạng thủy ngân, khi làm việc mà bị rơi vỡ sẽ gây nguy hại cho người sử dụng.
-Với dòng chân đo là dạng que đo, nên lắp đặt thêm các ống siphon. Tránh việc kết nối trực tiếp gây sai số.
-Đây là loại đồng hồ nhiệt độ truyền thống, phép đo trực quan, lắp đặt đơn giản, dễ sử dụng và giá rẻ. Nó sử dụng cơ cấu gọi là bộ truyền động để hiển thị nhiệt độ tương đối chính xác của vùng cần đo. Sau đây có 1 số loại đồng hồ đo nhiệt độ dạn cơ chúng tôi cung cấp như sau.
-Đồng hồ đo nhiệt độ dạng khí.
-Đồng hồ đo nhiệt dạng lỏng.
-Dòng đồng hồ nhiệt độ dạng ống Bourdon.
-Đồng hồ đo nhiệt dạng lưỡng kim.
-Đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng.
-Loại này có thể theo dõi được ngay cả ở những vùng ít ánh sáng với độ chính xác cao và hoạt động bền bỉ. Tín hiệu nhiệt được đưa về lại dưới dạng điện áp (cặp nhiệt hoặc thermocouple), sau đó thông qua bộ xử lý tín hiệu để hiển thị chính xác nhiệt độ của vùng cần đo .
-Nguyên nhân: Điện nguồn không kết nối đúng hoặc pin yếu.
-Khắc phục: Kiểm tra xem có vấn đề nào với nguồn điện, thay pin mới nếu cần.
-Nguyên nhân: Cảm biến hoặc hệ thống đo nhiệt độ không chính xác.
-Khắc phục: Kiểm tra cảm biến và đảm bảo chúng hoạt động đúng cách. Nếu cần, hiệu chỉnh lại đồng hồ theo một nguồn nhiệt độ chính xác.
-Nguyên nhân: Điều chỉnh không chính xác hoặc có vấn đề với cơ cấu chuyển động.
-Khắc phục: Thực hiện lại quy trình điều chỉnh hoặc đưa đồng hồ đến cửa hàng chuyên nghiệp để kiểm tra và điều chỉnh.
-Nguyên nhân: Vết bẩn hoặc hỏng hóc ở mặt kính hoặc màn hình.
-Khắc phục: Lau sạch mặt kính hoặc màn hình. Nếu vết bẩn nằm bên trong, cần thợ chuyên nghiệp để tháo rời và làm sạch.
-Nguyên nhân: Dây cáp bị đứt, cắt, hoặc cảm biến bị hỏng.
-Khắc phục: Kiểm tra dây cáp và cảm biến, thay thế nếu cần.
-Nguyên nhân: Thiết kế không kín đáo hoặc kín đáo bị hỏng.
-Khắc phục: Đưa đồng hồ đến cửa hàng để kiểm tra và sửa chữa. Tránh sử dụng đồng hồ trong môi trường ẩm ướt nếu có thể.
Đồng hồ đo nhiệt độ có thể sử dụng được ở rất nhiều hệ thống và đời sống người tiêu dùng. Chúng ta có thể sử dụng chúng cho các giám sát trực tiếp chất lỏng.
-Với một số dòng đồng hồ đo nhiệt dạng dây, chúng còn thường được lắp đặt cho các hệ thống bể chứa sâu.
-Lắp đặt ở một số hệ thống cấp thoát nước, đo nhiệt độ nước của các hệ thống, các toà nhà cao tầng, chung cư.
-Lắp đặt cho một số hệ thống lò hơi, lò đốt, hơi nước, hơi nóng
-Lắp đặt cho các hệ thống hóa chất, bể chứa hóa chất ăn mòn,..
-Lắp đặt cho các hệ thống vi sinh, sản xuất đồ uống vi sinh, thực phẩm sạch
-Lắp đặt cho các hệ thống chất lỏng,..
-Đối với dòng nhiệt kế thì chúng được sử dụng nhiều trong các bệnh viện, trạm xá. Hay các phòng khám tư nhân, và sử dụng chính cho việc đo nhiệt độ thân thể người dân.
-Môi trường đo: Khi mua sản phẩm, chúng ta nên cân nhắc đến dòng môi trường làm việc. Cụ thể đối với các dòng môi trường bình thường, có thể sử dụng loại đồng hồ đồng hoặc inox bình thường. Còn đối với các dòng môi trường khắc nghiệt như ăn mòn, hóa chất thì nên chọn loại đồng hồ thép hoặc inox cao cấp.
–Mức nhiệt độ đo: Điều này cũng là điều quan trọng khi lựa chọn đồng hồ nhiệt độ. Bởi bạn không thể sử dụng loại đồng hồ có khả năng đo cao nhất đến 50 độ C. Cho môi trường có nhiệt độ làm việc lên đến 100 độ C được.
–Đường kính mặt hiển thị: Đây cũng là điều quan trọng, bởi mặt đồng hồ càng lớn thì giá thành phải trả càng đắt.
–Chất liệu của đồng hồ đo nhiệt: Chất liệu tạo thành sản phẩm cũng là thứ quan trọng không kém. Đối với dòng môi trường khắc nghiệt, nên lựa chọn chất liệu loại thật tốt.
-Chân kết nối và chiều dài của chân đo. Điều này giúp việc liên kết đồng hồ nhiệt với hệ thông được dễ dàng hơn.
Cơ Điện Lạnh Eriko đại lý cung cấp chính hãng dòng đồng hồ đo nhiệt độ nhập khẩu chính hãng tại Malaysia, Đức, Hàn Quốc với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho tất cả quý khách hàng. Khi mua đồng hồ nhiệt của chúng tôi cung cấp quý khách hàng luôn được đảm bảo.
-Giá thành hợp lý, chính hãng giá rẻ.
-Sản phẩm đa dạng với nhiều kích thước khác nhau.
-Hàng chính hãng không bị làm giả.
-Có kiểm định nếu quý khách cần.
-Hàng luôn có sẵn với số lượng lớn.
-Hỗ trợ giao hàng toàn quốc, cam kết đúng thời gian khách hàng đặt mua.
-Đội ngũ nhân viên kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, hỗ trợ tư vấn 24/24.
-Mọi chi tiết thắc mắc cần tư vấn báo giá đồng hồ nhiệt độ xin vui lòng liên hệ tới:
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH ERIKO
Địa chỉ: Lô 37-BT4-KĐT Mới Cầu Bươu – Xã Tân Triều – Huyện Thanh Trì – TP Hà nội.
Hotline / Zalo: (+84) 988628586 | Email: erikovn.sg@gmail.com
VP – Kho Hàng TP HCM: A75/54 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM