Máy đóng gói phân loại và nguyên lý hoạt động
1. Khái quát chung
Máy đóng gói phân loại và nguyên lý hoạt động
- Máy đóng gói là loại máy hoàn thành các giai đoạn trong quá trình đóng gói. Ví dụ: máy làm đầy, máy niêm phong, máy bao bọc, máy đóng đai, máy ghi nhãn và máy mã hóa. Trong thực tế, máy đóng gói có thể bao gồm nhiều bộ phận với chức năng riêng biệt, được tổ hợp tạo thành máy với nhiều chức năng, hoặc dây chuyền đóng gói sản phẩm. Sử dụng máy đóng gói để chuẩn hóa bao bì sản phẩm, giảm chi phí lao động liên quan và tăng hiệu quả của quy trình đóng gói thông qua việc sử dụng tự động hóa.
2. Phân loại máy đóng gói
- Mức độ tự động:
- Máy đóng gói bán tự động
- Máy đóng gói tự động
- Phân loại theo chức năng
- Phân loại theo sản phẩm được đóng gói
Xem thêm:
2.1. Phân loại theo mức độ tự động
2.1.1. Máy đóng gói bán tự động
- Trong thực tế, không phải lúc nào máy đóng gói tự động cũng là lựa chọn tốt nhất. Một số quá trình đóng gói phức tạp hoặc với yêu cầu đặc biệt cần tới sự tham gia của người lao động. Trong quá trình tương tác với máy, lao động lành nghề có thể phát hiện và xử lý ngay lập tức các sự cố hoặc dấu hiệu mà không cần chờ đợi thông tin xử lý như đối với trường hợp máy đóng gói tự động.
- Tuy nhiên, sử dụng máy đóng gói bán tự động với sự tham gia của nhân công cũng làm tăng nguy cơ mất an toàn, tăng các lỗi do con người và năng suất của máy không ổn định.
2.1.2. Máy đóng gói tự động
- Là loại máy đóng gói có thể hoạt động tự động với đầu vào và đầu ra ổn định, trong quá trình đóng gói không đòi hỏi người vận hành phải thao tác. Với việc áp dụng tự động hóa, máy đóng gói tự động giúp ổn định sản lượng, tăng số lượng sản phẩm và tránh được các lỗi do tương tác với người vận hành.
- Với sự phát triển của công nghệ, các loại máy đóng gói tự động ngày càng có nhiều chức năng hơn, hoạt động ổn định hơn. Với sự góp mặt của các loại cảm biến có thể gửi thông tin về máy chủ để xử lý, máy còn có thể tự điều chỉnh các thông số để tránh lỗi và hoạt động với hiệu năng tối ưu.
2.2. Phân loại theo chức năng
- Máy in nhãn, máy in ngày tháng (thường tự động mã hóa). Quá trình in nhãn, in ngày tháng hoặc mã sản phẩm có thể thực hiện in trước lên bao bì trước khi đóng gói, hoặc sau khi đóng gói.
- Máy thổi khí, máy co màng, máy hút chân không: Một số loại sản phẩm – đặc biệt là thực phẩm – yêu cầu bao bì được bơm căng (bánh mỳ, đồ ăn nhẹ), hút chân không khiến bao bì bó sát vào sản phẩm (thực phẩm khô, chè), hoặc được cuốn trong màng bao bì (thịt tươi, cá tươi)
- Máy vặn nắp, đóng nắp, tạo niêm phong: Các loại đồ uống đóng chai, hộp có nắp, bao bì gấp thường được chia làm 2 phần: thân bao bì chứa sản phẩm và nút chai, nắp hộp sản phẩm.
- Máy đóng hộp các tông: máy đổ đầy các sản phẩm riêng lẻ vào hộp, đưa gói sản phẩm hoặc một số lượng sản phẩm nhất định vào hộp. Sau khi đưa sản phẩm vào hộp, thông thường máy sẽ kéo, nối hoặc dán keo các khe để niêm phong hộp.
- Máy đóng khay, đóng hộp, hàn miệng túi, ghép miệng túi…
- Máy kiểm tra trọng lượng
- Máy làm sạch, khử trùng, làm lạnh và sấy
- Đặt sản phẩm vào bao bì, định hướng, đổ đầy sản phẩm….
- Máy nạp cho các sản phẩm dạng lỏng và bột
- Với yêu cầu ngày càng cao với bao bì sản phẩm và công nghệ hiện đại, ngày càng có nhiều loại máy đóng gói với các chức năng chuyên môn khác nhau được phát triển.
2.3. Phân loại theo sản phẩm được đóng gói
- Các loại sản phẩm khác nhau đòi hỏi các tiêu chuẩn và quy trình khác nhau, do đó cũng đòi hỏi các loại máy đóng gói chuyên dụng. Ví dụ: Đóng gói dược phẩm đòi hỏi an toàn cao, ngoài ra bao bì phải có một số tính năng chống hàng giả. Đóng gói thực phẩm yêu cầu các tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đóng gói vật liệu rời cần các loại bao bì có tính bền vững …
2.3.1. Đóng gói dược phẩm
- Đối với Ngành dược phẩm, yêu cầu đầu tiên chính là sự an toàn của bệnh nhân. Việc đóng gói bao bì không được phép gây nhiều tác động lên *******. Ngoài ra, bao bì dược phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn để có thể phân biệt với hàng *****, tìm kiếm xuất xứ và nhanh chóng thu hồi.
2.3.2. Đóng gói thực phẩm
- Đóng gói thực phẩm phải tuân thủ các quy tắc, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực tế là trong ngành đóng gói thực phẩm việc kiểm duyệt các sản phẩm bị lỗi không mang lại hiệu quả bằng việc xem xét kỹ các mối nguy cơ mất vệ sinh từ khâu sản xuất. Các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất thực phẩm thường được thiết kế đóng kín.
2.3.3. Đóng chai đồ uống
- Các dây chuyền đóng chai đồ uống thường được kết hợp nhiều chức năng. Thông thường, một dây chuyền đóng chai sẽ đảm nhiệm 3 chức năng chính:
- Súc rửa chai, đảm bảo chai sạch trước khi đưa đồ uống vào
- Bơm hoặc rót, chiết rót đồ uống – có thể là nước tinh khiết, *******, nước hoa quả – vào chai
- Vặn nắp, đóng nắp, xoắn nắp chai và niêm phong sản phẩm
2.3.4. Đóng gói bánh kẹo đồ ăn nhẹ
- Các loại bánh kẹo, đồ ăn nhẹ không chỉ cần được đóng gói, hình thức đóng gói phải hấp dẫn, kích thích người tiêu dùng. Những nghiên cứu cho thấy hình dáng, chất liệu và đặc biệt là màu sắc của bao bì ảnh hưởng đến cảm giác hương vị của người tiêu dùng. Vì vậy, yêu cầu đóng gói đối với loại sản phẩm này là tính độc đáo và tương tác với người tiêu dùng.
2.3.5. Đóng gói hàng hóa công nghiệp
- Đóng gói hàng công nghiệp – do tính chất khác nhau – có những tiêu chuẩn và vấn đề khác với đóng gói hàng tiêu dùng. Các vấn đề chính khi đóng gói hàng công nghiệp là tính an toàn, bền vững và ảnh hưởng tới môi trường.
3. Các tiêu chí lựa chọn máy đóng gói phù hợp
- Việc lựa chọn máy móc thiết bị đóng gói đòi hỏi việc xem xét nhiều khía cạnh khác nhau. Đôi khi việc này rất phức tạp và gây bối rối cho các nhà sản xuất. Bên cạnh việc lắp đặt mới máy đóng gói, nhu cầu về nâng cấp, cải tiến dây chuyền sản xuất cũng rất cao.
- Các tiêu chí cần lưu ý bao gồm:
- Khả năng kỹ thuật: ở đây bao gồm khả năng kết hợp với thiết bị hiện có và khả năng tiếp nhận, vận hành của lao động
- Yêu cầu về lao động: để tương tác với máy móc, thiết bị lao động cần phải được đào tạo hoặc tuyển dụng với những yêu cầu nhất định.
- Tính an toàn: Thêm mới, thay đổi máy móc, thiết bị dẫn đến thay đổi quy trình sản xuất và an toàn lao động.
- Chính sách bảo trì, bảo hành, độ tin cậy của nhà cung cấp.
- Khả năng tích hợp vào dây chuyền sản xuất sẵn có.
- Chi phí vốn đầu tư, tính linh hoạt (có thể thay đổi giao diện tương tác, vật liệu, sản phẩm, …)
- Sử dụng năng lượng
- Chất lượng của gói hàng gửi đi
- Tiêu chuẩn an toàn (đối với thực phẩm, dược phẩm, …)
- Sản lượng đóng gói, hiệu suất, năng suất, …
4. Liên hệ
Nếu bạn đang có nhu cầu cần mua hay báo giá thiết bị tự động hóa hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tận tâm, nhanh chóng và hiệu quả nhé!
-
-
- Địa Chỉ Hồ Chí Minh: 36/6 đường số 4, khu phố 5, phường An Lạc A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa Chỉ Hà Nội: 41/M2, KĐT mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- DĐ: 0984868617
- Email: trivietautomation.info@gmail.com
- MST: 0316876097
- Website: www.triviettech.com.vn – www.sineedrive.vn
- Giờ làm việc: T2 – CN / 7:30 AM – 5:00 PM
>>>>>>>>Xem thêm: https://triviettech.com.vn/may-dong-goi-phan-loai-va-nguyen-ly-hoat-dong/