Phân biệt Transistor NPN và PNP

Thông tin mô tả

Phân biệt Transistor NPN và PNP

1. Transistor là gì?

  • Transistor là một loại linh kiện bán dẫn chủ động. Thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hay khóa điện tử. Với khả năng đáp ứng nhanh, chính xác nên transistor được sử dụng nhiều trong ứng dụng tương tự và số như: mạch khuếch đại, điều chỉnh điện áp, tạo dao động và điều khiển tín hiệu.
  • Tên gọi transistor là từ ghép trong Tiếng Anh của “Transfer” và “resistor” tức là điện trở chuyển đổi. Tên gọi này được John R. Pierce đặt năm 1948 sau khi linh kiện này ra đời. Nó có ý nghĩa rằng thực hiện khuếch đại thông qua chuyển đổi điện trở.
  • Chúng ta có thể nói nó là một linh kiện bán dẫn chủ động được sử dụng trong mạch khuếch đại, đóng ngắt….
  • Về mặt cấu tạo, tranzito được tạo thành từ hai lớp bán dẫn điện ghép lại với nhau. Như hình trên chúng ta có thể thấy có hai loại bán dẫn điện là loại p và loại n. Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được Transistor loại PNP. Còn khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẫn điện âm ta được Tranzito NPN. Chính vì thế Transistor được chia ra làm 2 loại là NPN và PNP.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

2.1. Cấu tạo

  • Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N, nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận, nếu ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược. Về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau. Cấu trúc này được gọi là Bipolar Junction Transitor (BJT) vì dòng điện chạy trong cấu trúc này bao gồm cả hai loại điện tích âm và dương (Bipolar nghĩa là hai cực tính).
  • Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực, lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B (Base), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp.[separator]. Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát (Emitter) viết tắt là E, và cực thu hay cực góp (Collector) viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay P) nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho nhau được.

2.2. Nguyên lý hoạt động

  • Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E trong đó (+) nguồn vào cực C và (-) nguồn vào cực E.
  • Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E , trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E.
  • Khi công tắc mở , ta thấy rằng, mặc dù hai cực C và E đã được cấp điện nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua mối CE ( lúc này dòng  IC = 0 )
  • Khi công tắc đóng, mối P-N được phân cực thuận do đó có một dòng điện chạy từ (+) nguồn UBE qua công tắc => qua R hạn dòng => qua mối BE về cực (-) tạo thành dòng IB
  • Ngay khi dòng IB xuất hiện => lập tức cũng có dòng IC chạy qua mối CE làm bóng đèn phát sáng, và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB
  • Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB và phụ thuộc theo một công thức.
    • IC = β.IB
      • Trong đó IC là dòng chạy qua mối CE
      • IB là dòng chạy qua mối BE
      • β là hệ số khuếch đại của Transistor

3. Cách xác định chân transistor

  • Để xác định được transistor là loại nào và thứ tự các chân thì chúng ta cần có một VOM kim để xác định. Các bước xác định như sau :
    • Bước 1 : Xác định chân B. Tiến hành các phép đo ở hai chân bất kỳ, trong các phép đo đó sẽ có 2 phép đo kim đồng hồ dịch chuyển. Chân chung cho 2 phép đo đó là chân B.
    • Bước 2 : Xác định PNP hay NPN. Sau khi đã xác định được chân B, quan sát que đo nối với chân B là đỏ hay đen để xác định. Nếu chân nối với chân B là đỏ, đó là PNP và ngược lại.
    • Bước 3 : Xác định chân C và chân E. Chuyển đồng hồ về đo ôm thang x100
  • Đối với PNP : Hãy giả thiết một chân là chân C và một chân còn lại là chân E. Đưa que đen tới chân C, que đỏ tới chân E(que đỏ nối với cực âm của pin trong đồng hồ). Trong khi để 2 chân kia tiếp xúc như vậy, chạm chân B vào que đen, nếu kim dịch chuyển nhiều hơn so với cách giả thiết chân ngược lại thì giả thiết ban đầu là đúng, nếu không thì tất nhiên giả thiết ban đầu là sai và phải đổi lại chân.
  • Đối với NPN : Làm tương tự nhưng với màu ngược lại

4. Cách phân biệt tín hiệu NPN và PNP

  • 2 loại transistor PNP và NPN có chức năng tương đương nhau nhưng cách hoạt động lại ngược nhau. Vì vậy cầm trên tay con transistor thì bạn cần phải phân biệt Transistor thuận hay nghịch để sử dụng. Có 3 bước khá đơn giản để xác định :
    • Bước 1: Xác định chân B
      • Transistor có 3 chân, bạn tiến hành đo 2 chân bất kì, trong đó sẽ có 2 phép thử làm kim đồng hồ dịch chuyển.  Từ đó bạn xác đinh được chân chung (chân B)
    • Bước 2: Xác định tín hiệu NPN và PNP
      • Đặt que đo 1 vào chân B đã xác định và que còn lại vào 1 trong 2 chân bất kì.
      • Nếu que đo 1 là đỏ thì suy ra đó là Transistor loại NPN
      • Nếu que đo 1 là màu đen thì suy ra Transistor đó là loại PNP
    • Bước 3: Xác định chân E-C
      • Chấm que (+) vào chân mà mình nghi ngờ là chân C, que (-) nối vào chân E (chân còn lại là chân B đã xác định ở trên), dùng ngón tay nối B và C lại, thấy kim lên thì đó chính là chân C, nghi ngờ đúng. nếu kim không lên thì nghi ngờ sai, thử lại.

5. Liên hệ

Nếu bạn đang có nhu cầu cần mua hay báo giá thiết bị tự động hóa hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tận tâm, nhanh chóng và hiệu quả nhé!

>>>>>>>>>>>>>>Xem thêm: https://triviettech.com.vn/phan-biet-transistor-npn-va-pnp/

triviettech
Góp ý
Được đăng bởi: triviettech
Địa điểm: TP Hồ Chí Minh
Ngày đăng tin: 07:10 23/06/2024
Phản ánh tin rao vi phạm