Kỹ thuật cô đặc này đã được ra đời từ rất lâu trước đây và hiện nay nó được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm trong đó có cô đặc cà phê. Kỹ thuật này giúp bảo quản chúng được lâu hơn. Hiện nay, Phương pháp cô đặc thường được sử dụng là cô đặc chân không. Dung dịch cà phê được bơm vào thiết bị gia nhiệt. Tại đây nước dịch pha cà phê hấp thu nhiệt và bốc hơi nhanh chóng. Để tìm hiểu rõ hơn về cô đặc cà phê hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cô đặc cà phê là gì?
Cô đặc cà phê là một quá trình làm giảm lượng nước trong cà phê, giúp tạo ra một dạng cà phê đặc sệt, đậm đà hơn. Thông thường, cà phê sau khi pha được làm cô đặc bằng cách đun nóng, hoặc bằng các phương pháp khác như sử dụng máy ép, để loại bỏ phần lớn nước, chỉ giữ lại phần tinh chất cà phê.
Cà phê cô đặc có thể được sử dụng trong nhiều món đồ uống như cà phê sữa đá, cà phê latte, hoặc thậm chí là nguyên liệu để làm bánh, kem. Một dạng phổ biến của cà phê cô đặc là cà phê sữa món cà phê nổi tiếng ở Việt Nam.
Kỹ thuật này được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp sản xuất đồ hộp, súp, sữa,…sau quá trình này thì sản phẩm sẽ có nồng độ khô khoảng 80%. Mục đích của phương pháp này chính là làm tăng nồng độ chất khô, từ đó sẽ giúp ức chế sự hoạt động của các vi sinh vật, chính vì vậy nó sẽ giúp bảo quản sản phẩm được lâu hơn.
Các phương pháp cô đặc cà phê
Phương pháp cô đặc cà phê thường liên quan đến việc giảm lượng nước trong cà phê để tạo ra một sản phẩm cà phê đặc, đậm đà. Dưới đây là một số phương pháp cô đặc cà phê phổ biến:
Cô đặc bằng cách đun sôi (syrup method)
Đây là một phương pháp đơn giản để cô đặc cà phê. Cà phê pha sẵn sẽ được đun trên nồi cô đặc cà phê để loại bỏ phần nước dư thừa, đồng thời giúp các hợp chất trong cà phê trở nên đậm đặc hơn. Quá trình này có thể mất một thời gian dài, nhưng kết quả là một dạng cà phê đậm đặc, có thể sử dụng như một loại siro.
Cách làm:
- Pha cà phê như bình thường.
- Đun cà phê trong nồi cho đến khi lượng nước giảm đi đáng kể..
- Lọc qua rây để loại bỏ bã cà phê và thu được cà phê cô đặc.
Cô đặc cà phê bằng cách làm lạnh (Cold Brew)
Phương pháp này yêu cầu bạn ngâm cà phê xay trong nước lạnh trong một khoảng thời gian dài (thường là từ 12 đến 24 giờ). Sau khi ngâm, lọc lấy phần cà phê đậm đặc để sử dụng.
Cách làm:
- Xay cà phê thô, cho vào một bình thủy tinh hoặc túi lọc.
- Thêm nước lạnh với tỷ lệ khoảng 1 phần cà phê xay và 4-5 phần nước.
- Để bình cà phê trong tủ lạnh hoặc nơi mát mẻ trong khoảng 12-24 giờ.
- Sau khi ngâm xong, lọc bỏ bã và bạn sẽ có được cà phê cô đặc, sẵn sàng để pha với nước hoặc sữa.
Sử dụng máy espresso hoặc máy cà phê tự động
Máy espresso có thể tạo ra một lượng cà phê đậm đặc nhờ áp lực cao, giúp chiết xuất hương vị mạnh mẽ từ hạt cà phê. Bạn có thể sử dụng cà phê espresso này như một dạng cô đặc để pha các loại đồ uống khác hoặc thậm chí kết hợp với sữa đặc, tạo ra món cà phê sữa đặc.
Cách làm:
- Pha espresso bằng máy espresso hoặc máy pha cà phê tự động.
- Bạn có thể điều chỉnh lượng cà phê xay và nước để có cà phê đặc hơn.
Phương pháp cô đặc cà phê bằng nồi cô đặc tự động
Trong ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp thực phẩm người ta thường làm đặc các chất bằng cách đun sôi, cách này chính là cô đặc dung dịch. Trong quá trình sôi dung môi được tách ra ở dạng hơi và dung chất hòa tan và không bị bay hơi. Chính vì vậy mà sau khi kết thúc nó có nồng độ cao hơn so với ban đầu.Hơi tác ra từ dung môi trong quá trình hoạt động thường là hơi nước hay còn gọi là hơi thứ. Hơi thứ này có nhiệt độ rất cao và ẩn nhiệt hóa hơi lớn nên thường được tận dụng để làm hơi đốt cho các nồi của hệ thống.
Phương pháp cô đặc thường được sử dụng là cô đặc chân không. Dung dịch cà phê được bơm vào thiết bị gia nhiệt. Tại đây nước dịch pha cà phê hấp thu nhiệt và bốc hơi nhanh chóng. Độ chân không được tạo ra nhờ baromet sẽ hút hơi nước và ngưng tụ tại bình ngưng. Quá trình diễn ra cho đến khi nồng độ dung dịch đạt yêu cầu thì dừng.
Dung dịch cà phê được bơm và thiết bị gia nhiệt của hệ thống, tại đây nó hấp thụ nhiệt và dung môi bắt đầu tách ra và bốc hơi ra khỏi. Độ chân không được tạo ra nhờ baromet, nó sẽ hút hết phần hơi nước bốc lên và hơi nước sẽ ngưng tụ lại trong bình ngưng. Quá trình đó sẽ diễn ra cho đến khi dung dịch thu được cuối cùng có nồng độ đạt yêu cầu.
Cấu tạo máy cô đặc cà phê
Cấu tạo chung của hệ thống cô đặc cà phê chân không gồm: Khoang đun nóng nguyên liệu, khoang chứa hơi, khoang nước ngưng.
Theo cấu tạo, máy cô đặc cà phê chân không được chia thành 2 dạng: hệ thống cô đặc 1 nồi và hệ thống cô đặc nhiều nồi.
Đặc điểm của máy cô đặc cà phê
Hệ thống máy cô đặc cà phê được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn GMP, toàn bộ máy được làm bằng Inox chất lượng cao, quy trình hoạt động khép kín, hệ thống kiểm soát và điều khiển nhiệt độ, áp suất tự động, ổn định chất lượng sản phẩm kèm theo đó là giảm chi phí nhân công và giúp tối ưu hóa lợi nhuận.
Nguồn nhiệt của máy và công suất nhỏ sử dụng bằng điện, còn các máy công suất lớn sử dụng hơi công nghiệp, giúp giảm chi phí về năng lượng đồng thời kiểm soát tốt hoạt động của máy. Sử dụng chiết xuất cô đặc có thể thực hiện với các dung môi cồn, chiết xuất CO2, nhờ đó mà tối đa hóa cà phê nguyên chất.
Ưu điểm của máy cô đặc cà phê KAG Việt Nam
- Hệ thống máy cô đặc cà phê có mẫu mã đa dạng, phù hợp với nhu cầu của các nhà máy sản xuất ở các cấp quy mô khác nhau như sản xuất thử, có quy mô nhỏ, vừa và thậm chí cả quy mô lớn.
- Nhiệt độ chiết xuất thấp trong môi trường giảm chân không giúp cho các hoạt chất, dưỡng chất được bảo toàn vốn có dược liệu. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả cho bài *******.
- Chiết xuất cô đặc trong môi trường chân không, giúp rút ngắn thời gian triết.
- Dung môi là nước hoặc cồn thực hiện quá trình tuần hoàn liên tục qua bề mặt dược liệu và ngấm vào dược liệu giúp chiết tách hoàn toàn các hoạt chất, hoạt tính trong dược liệu.
- Máy dùng gia nhiệt điện nên rất linh hoạt, người sử dụng chỉ cần kết nối với nguồn điện là có thể sử dụng được.
- Sử dụng công nghệ chiết xuất hiện đại, tiên tiến nhất với chi phí đầu tư phải chăng.
Đảm bảo quá trình cô đặc chiết xuất được diễn ra trong môi trường chân không, với nhiệt độ thấp. Đáp ứng điều kiện lý tưởng để cho có những mẻ cà phê ngon không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Dung môi chỉ sử dụng là nước và cồn, đối với nước có dải nhiệt độ từ 50 đến 90 độ C, còn dung môi chỉ từ 40 đến 80 độ C.
Cô đặc bằng nồi cô chân không sẽ giữ được hầu hết các chất chính có trong hạt cà phê. Tránh tạo các phản ứng hóa học của những hợp chất làm ảnh hưởng đến chất lượng hương vị, dinh dưỡng. Nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm về hệ thống kỹ thuật cô đặc. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ phù hợp nhất.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
http://maythucphamkag.com/