Ứng dụng tích cực của nồi cô cô cao cánh vét vào quá trình điều chế Cao tía tô

Thông tin mô tả

Hiện nay tía tô dang dần trở thành một loại cây hái ra tiền, không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam mà còn được trồng để xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngoài việc sử dụng như một loại gia vị, rau sống thì tía tô cũng có tác dụng đặc biệt trong y học, các sản phẩm như bột tía tô, cao tía tô, tinh dầu tía tô được sử dụng phổ biến là một trong những sản phẩm có giá trị thương mại cao.

Biến loại rau quen thuộc trở thành loại dược phẩm quý

Chị Trần Anh Xuân (SN 1990, ở thôn Sả Séng, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) đã biến cây tía tô từ một loại gia vị quen thuộc hàng ngày thành các sản phẩm tinh dầu, trà... được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Đến xã Tả Phìn một vùng quê nổi tiếng về du lịch cộng đồng ở thị xã Sa Pa, hỏi đến chị "Xuân tía tô" mọi người trong xã ai cũng biết, bởi chị đã gắn bó với đồng bào các dân tộc nơi đây được gần 10 năm nay.

Chúng tôi gặp chị Trần Anh Xuân trên nương tía tô đỏ, xanh bạt ngàn, đang cùng chị em phụ nữ dân tộc Dao thu hoạch lá, thân tía tô đỏ. Dừng tay, chị Xuân kể: Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê lúa Thái Bình, năm 2014, tôi tốt nghiệp chuyên ngành khoa học cây trồng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam và được nhà trường cử lên vùng đất Sa Pa để nghiên cứu cây trồng. Sau khi làm công tác nghiên cứu một thời gian thì tôi tách ra để làm riêng về mảng nông nghiệp, cũng từ đây tôi bắt đầu lập nghiệp trên vùng đất này.

Theo Sở NNPTNT Lào Cai, tính đến hết năm 2022, tổng diện tích cây dược liệu toàn tỉnh gần 3.550ha, sản lượng đạt hơn 18.100 tấn, giá trị bình quân cả năm 390 tỷ đồng. Trong đó, diện tích cây dược liệu hàng năm 573ha, cây dược liệu lâu năm gần 3.000ha. Các cây dược liệu chủ yếu là tía tô, cát cánh, atiso, cát cánh, nghệ, sa nhân tím, chè dây, giảo cổ lam, hà thủ ô….

Theo chị Xuân, trước khi lên ý tưởng phát triển cây dược liệu tía tô, chị Xuân phát triển các tour du lịch bản địa nhưng do dịch Covid-19 bùng phát nên khách du lịch rất ít dẫn tới thu nhập thấp, chị phải quay lại công việc nhà nông, với bao suy nghĩ như "Đi trồng cây gì, nuôi con gì?". Đợt dịch Covid-19 cũng là thời điểm nhu cầu của người tiêu dùng tìm đến sản phẩm tía tô cao nên chị Xuân nghiên cứu phát triển trồng cây tía tô chiết xuất ra các loại sản phẩm từ lá, thân tía tô. Bởi theo nhiều người dân, vị tía tô có mùi hắc, khi pha thành nước uống sẽ giảm được các nồng độ, virus Covid -19 đi, giảm các triệu chứng khác...

Đến nay, chị Xuân có 30ha tía tô đỏ làm nguyên liệu ép tinh dầu, làm cao tía tô, bột, trà... trong đó khoảng 10ha do người dân trồng và chị Xuân thu mua với giá 15.000 đồng/kg lá ngọn tía tô. Sản lượng thu hái mỗi năm ước đạt trên 200 tấn nguyên liệu (lá, thân cây tía tô).

Khi đã có vùng nguyên liệu tại chỗ ổn định, chị Xuân đã đầu tư gần 2 tỷ đồng để mua máy móc thiết bị chiết xuất tinh dầu, thiết bị làm cao, sấy làm trà tía tô. "Tía tô có rất nhiều loại giống nhưng mỗi loại lại sử dụng vào mục đích khác nhau, nếu như chọn loại để làm trà uống thì phải chọn loại lá 2 mặt đều màu tím đỏ bản địa Sa Pa, còn cây chỉ để lấy tinh dầu thì mặt lá phía trên xanh, dưới lá màu tím đỏ mùi dịu, không hắc..." - chị Xuân cho hay.

442002444-786446210264590-1490939308447935546-n.jpg?v=1718007036179

Các phương pháp điều chế dược phẩm từ cây tía tô

Phương pháp chiết xuất tinh dầu

Nguyên lý hoạt động nồi chưng tinh dầu

Nguyên liệ sẽ được cho vào thiết bị trích ly (nồi chưng cất tinh dầu) tại miệng cấp liệu ở những tỷ lệ khác nhau. Nồi chưng cất tinh dầu được thiết kế dựa theo thiết bị gia nhiệt 3 lớp, lớp ngoài chứa dầu và được gia nhiệt bằng điện trở, lớp trong chứa hỗn hợp vỏ bưởi và nước. Hỗn hợp vỏ bưởi và nước được gia nhiệt đến nhiệt độ và thời gian chưng cất cần thiết.

Hơi nước lôi cuốn theo tinh dầu được ngưng tụ khi đi qua cần ngưng và ống xoắn ruột gà. Ở đây, hơi nước và tinh dầu sẽ trao đổi nhiệt với nước trong bồn làm mát (33 - 35 độ C), được bơm tuần hoàn ngược chiều từ trên xuống. Hỗn hợp hơi nước và tinh dầu sẽ được phân tách ở thiết bị phân ly, hay còn gọi là bình tách tinh dầu.

Phương pháp trích ly tinh dầu tía tô

Thu hoạch tía tô khi cây ra hoa, khi đấy là thời điểm thích hợp nhất, cho lượng tinh dầu nhiều nhất.

Lá tía tô sau khi thu hoạch được phơi héo ở điều kiện tự nhiên trong khoảng 12 giờ để đạt độ ẩm 20% thì mang đi cắt, thái nhỏ, sau đó bỏ vào Nồi chưng cất tinh dầu. Cài đặt nhiệt độ và thời gian thích hợp, nhiệt độ 80 độ C và thời gian khoảng 4 – 4,5 giờ. Sau đó thu được hỗn hợp tinh dầu chứa nước, đem hỗn hợp phân ly để tách được tinh dầu tía tô nguyên chất.

chung-cat-tinh-dau-ap-suat-5-f5b35498-f308-48a6-837e-1757dacddeb6-38913897-63e4-42fd-8c15-19010d7a596b.jpg?v=1682494577883

Thành phần chính của tinh dầu tía tố là Gamma-Asarone (35,12%), Caryophyllene (33,88%), d-Limonene (11,43%), Trans-alpha-Bergamotene (7,66%), Gamma-Muurolene (4,58%), Humulene (3,83%). Đây là những chất có hoạt tính sinh học rất tốt, dược tính cao, được dùng để bào chế dược phẩm như làm cao tía tô, ******* viên, ******* đông dược…

Phương pháp điều chế cao Tía tô 

Hiện nay tía tô dang dần trở thành một loại cây hái ra tiền, không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam mà còn được trồng để xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngoài việc sử dụng như một loại gia vị, rau sống thì tía tô cũng có tác dụng đặc biệt trong y học, các sản phẩm như bột tía tô, cao tía tô, tinh dầu tía tô được sử dụng phổ biến là một trong những sản phẩm có giá trị thương mại cao.

cao-tia-to1.jpg?v=1669192069296

Hệ thống thiết bị phục vụ quá trình điều chế cao tía tô

Để điều chế cao tía tô cần một số thiết bị chuyên dụng như Nồi nấu cao dược liệu, Nồi cô cao dược liệu… các thiết bị này được sản xuất bởi inox cao cấp, không ăn mòn, không làm biến đổi dược tính của tía tô cũng như các loại dược liệu, dược phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Nồi nấu dược liệu

Trước khi cô dược liệu thành dạng cao cần trải qua quá trình đun nước cốt. Dược liệu, thảo dược, xương động vật cần phải ninh với nước trong thời gian dài để lấy được được hết các dược chất trong nguyên liệu, thông thường phải đun từ 8 – 10 tiếng, rất tốn công sức và thời gian. Để đảm bảo nguyên liệu không khê cháy, sát đáy nồi còn phải liên tục đảo đều và giữ nhiệt ở mức vừa phải, không làm trào ra ngoài.

126908439-766446570750194-1556407889765126715-n-6675d92e-8e18-46f7-8193-dccd7b3157d4-bbff00de-1ab8-4a79-8153-3106d2aefd0f.jpg?v=1631694382019

Nồi ninh các loại dược liệu

Nồi cô cao dược liệu

Quá trình cô dược liệu là công đoạn mất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo để không làm cháy, làm hỏng nồi cao. Với các loại dược liệu dạng lỏng, dạng sệt đến dung dịch đặc, Nồi cô dược liệu cánh khuấy hoàn toàn phù hợp, kết hợp cánh khuấy đảo vét liên tục để cao không dính thành nồi, không bị khê cháy. Hệ thống làm nóng gia nhiệt riêng biệt để sử dụng thiết bị như nồi gia nhiệt, nồi đun thông thường hoặc như một thiết bị khuấy trộn đơn thuần. 

b97af2d6870e42501b1f-8d4de6f1-af82-4c75-898d-259b460793e4.jpg?v=1721034403817

Nồi chuyên dụng dùng để cô đặc các loại cao

Khác với nồi cô cao dược liệu thông thường, Nồi cô đặc dược liệu với mục đích là nấu cao dược liệu, nấu cao xương có độ ẩm thấp dưới 20%, tỉ lệ dinh dưỡng, hàm lượng dược chất cao. Vì thế Nồi nấu cao đặc được thiết kế miệng nồi rộng để dễ dàng bay hơi nước, nhanh đặc, dễ sánh, không khê cháy… đáp ứng nhu cầu nấu cao đặc, cao bánh, đặc biệt là cao ngựa bạch, cao hổ cốt, cao xương dê…

Nồi nấu cao dược liệu cần có thêm biến tần để điều chỉnh tốc độ khuấy của cánh khuấy. Quá trình khởi động từ tốc độ thấp giúp cho động cơ mang tải lớn không phải khởi động đột ngột, tránh hư hỏng phần cơ khí, ổ trục, tăng tuổi thọ động cơ.

355963237-784590959973970-951604303740366323-n-2276465a-0a67-434d-9f7b-db372b8538ad.jpg?v=1721034304361

Các thiết bị rửa lá tía tô, cô đặc cao vào máy vo viên hoàn

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nồi chưng cất tinh dầunồi ninh dược liệu và nồi cô đặc dược liệu. Những thiết bị hoạt động tự động sẽ tiết kiệm công sức cũng như năng suất, chất lượng sản phẩm sẽ đạt hiệu quả tốt hơn rất nhiều. Để lựa chọn nồi cô cao cánh khuấy quý khách nên căn cứ vào tình hình tài chính và nhu cầu sử dụng để lựa chọn cho phù hợp và tiết kiệm cho cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm về hệ thống kỹ thuật điều chế cao dược liệu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ phù hợp nhất.

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM

Hotline: 0904685252

Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn

Email: Kagtechvn@gmail.com

Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

 

Bài viết liên quan

Tìm hiểu nồi cô cánh vét có hệ thống khuấy đảo thông minh

Nồi nấu thảo dược, ninh dược liệu mini

Tủ sấy dược liệu - máy sấy khô thảo dược 

Máy vo viên hoàn, viên ******* đông y

http://maythucphamkag.com/
Góp ý
Được đăng bởi: KAGVIETNAM
Địa điểm: Hà Nội
Ngày đăng tin: 16:50 15/07/2024
Báo cáo