Tác dụng của Contactor (Khởi động từ) đối với sự vận hành của nồi nấu ******* bằng điện

Thông tin mô tả

Contactor một trong những dòng công tắc bắt buộc các đơn vị sản xuất nào cũng phải sử dụng. Nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho nhiều thiết bị điện. Mặc dù cấu tạo thiết bị khá nhỏ và đơn giản. Tuy nhiên nó là thiết bị công nghiệp không thể thiếu. Vậy ta sẽ tìm hiểu contactor là gì.

Contactor là gì?

Với mục đích ra đời để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện dân dụng, thiết bị điện công nghiệp thì contactor (còn gọi là khởi động từ) là một thiết bị công nghiệp có chức năng đóng ngắt thiết bị. Nhiệm vụ của contactor là một khí cụ điện dùng cho ngành điện lực với nhiệm vụ là điều khiển việc đóng ngắt từ xa các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị điện trong lĩnh vực công nghiệp. Contactor có khả năng ngắt tự động để chống quá tải cho thiết bị nếu được kết hợp cùng với rơ le nhiệt. Thường có các khởi động từ 1 pha – 2 pha – 3 pha và 4 pha nhưng sử dụng phổ biến nhất là dòng khỏi động từ 3 pha.

Thực chất công dụng của contactor chính là một công tắc ON – OFF nguồn vào của các hệ thống điện trong công ty, tòa nhà, dây chuyền nhà máy….Đặc biệt trong tất cả các tủ điện lớn của nhà máy chúng ta đều thấy có khời động từ contactor trong đó. 

Mục đích chính trong ứng dụng của công tắc tơ chính là đảm bảo an toàn cho thiết bị trong việc điều khiển và vận hành dây chuyền sản xuất. Contactor mặc dù được lắp đặt ở một khu vực A nhưng có thể điều khiển đóng ngắt các thiết bị ở khu vực B cách xa nó. Đây chính là tác dụng nổi trội của các dòng khỏi động từ.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của contactor

Cấu tạo của contactor bao gồm những thành phần chính như sau: nam châm điện, hệ thống tiếp điểm (bao gồm tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ), hệ thống dập hồ quang. Cấu tạo của từng bộ phận như sau:

Nam châm điện: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm, lõi sắt và lò xo.

Hệ thống dập hồ quang: Khi tác động chuyển mạch thì hồ quang điện sẽ làm cháy tiếp điểm và xảy ra sự ăn mòn, khi đó sẽ cần đến hệ thống dập hồ quang.

Hệ thống tiếp điểm: Hệ thống tiếp điểm liên hệ với phần lõi từ thông qua bộ phận liên động về cơ. Tùy vào khả năng tải dẫn của các tiếp điểm để phân loại tiếp điểm:

Tiếp điểm chính: Cho phép dòng điện có tải lớn đi qua, tiếp điểm này sẽ thường đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện để làm mạch từ hút lại.

Tiếp điểm phụ: Cho phép dòng điện có tải nhỏ đi qua với hai trạng thái thường đóng và thường hở. Tiếp điểm thường đóng ở trạng thái đóng khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ còn ngược lại là tiếp điểm thường hở.

Nguyên lý hoạt động của contactor được trình bày như sau: Khi cung cấp điện áp cho cuộn dây bằng nút nhấn khởi động M thì cuộn dây của contactor có điện hút lõi thép di động cùng mạch từ sẽ khép kín lại. Khi đó các tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ thường hở sẽ duy trì mạch điều khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động. Khi nhấn nút dừng D thì khởi động từ bị ngắt điện, dưới tác dụng của lò xo nén thì phần lõi di động sẽ trở về vị trí ban đầu và tiếp điểm trở về trạng thái thường hở, động cơ dừng hoạt động. Còn khi có sự cố quá tải ở động cơ thì rơ le nhiệt sẽ thực hiện thao tác làm ngắt mạch điện ở cuộn dây, đồng thời ngắt mạch điện ở khởi động từ và dừng động cơ điện lại.

Hướng dẫn sử dụng Contactor

Công tắc tơ có cấu tạo thường có 2 dạng cơ bản loại to và loại nhỏ. Vì sao lại như vậy nhỉ? Chắc hẳn bạn cũng đoán được phần nào rồi đúng không nào? Contactor loại to được dùng cho công suất lớn. Loại nhỏ dùng cho công suất vừa và nhỏ.

Nhìn tổng quan công tắc tơ có nhiều chân kết nối. Tất cả các công tắc tơ các hãng khác nhau cũng có chung ký tự mặc định. Nó cũng khá đơn giản thôi giờ mình phân tích các chân từ trên xuống :

  • Chân A1 và A2 là 2 chân cấp nguồn cho cuộn dây của công tắc tơ. Nguồn cấp có thề là nguồn AC hoặc DC.
  • Các chân L1, L2, L3 đấu vào nguồn cấp cho tải. Có thể là 1pha hoặc 3 pha bạn nhé. Cái này phải linh động nha.
  • Chân T1, T2, T3 đấu vào tải như động cơ, hệ thống chiếu sáng,…
  • Chân 13, 14 là chân tiếp điểm thường mở (NO). Hoặc trên 1 công tác tơ có thể có 2 tiếp điểm thường đóng và thường mở luôn các bạn nhé ! Tiếp đổi này sẽ được kích hoạt khi cấp nguồn vào cuộn dây của contactor.

Hệ thống tủ điện tự động điều chỉnh nhiệt độ và thời gian

Contactor trong tủ điện điều khiển là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút nhấn. Hiện nay sản phẩm tủ điện đi kèm với Nồi nấu ******* và các thiết bị sản xuất đã trở nên phổ biến nhưng Tủ điện tự động của KAG Việt Nam được yêu thích bởi tính tự động về thời gian và nhiệt độ. KAG sử dụng những linh kiện cao cấp cùng cảm biến nhiệt điều khiển nhiệt độ và rơ le tự ngắt, khi tới nhiệt độ sôi đã cài đặt sẵn, cảm biến sẽ giảm bớt nhiệt độ sôi xuống mức thấp hơn (đã cài đặt từ trước đó) để ******* ra đều, không sôi quá làm mất ******* và làm tốn điện, quá trình nấu ******* hoàn thành và tự ngắt điện.

Cũng bởi vì được thiết kế đơn giản và hoàn toàn tự động nên Nồi nấu ******* sử dụng vô cùng đơn giản, không tốn nhiều công sức cũng như không cần đến kỹ thuật hay kinh nghiệm để có thể nấu được một mẻ ******* ngon. Với những người chưa từng nấu ******* cũng có thể sử dụng Nồi nấu ******* bằng điện với một vài thao tác ấn nút đơn giản.

Sử dụng tủ điện tự động cho nồi nấu ******* và các thiết bị sản xuất mọi người hoàn toàn yên tâm. Nếu Quý khách có nhu cầu tìm hiểu nồi nấu ******* và các thiết bị sản xuất xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ hiệu quả nhất nhé.

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM

Hotline: 0904685252

Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn

Email: Kagtechvn@gmail.com

Địa chỉ: 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội


Bài viết liên quan

Tháp chưng cất ******* công nghệ cao

Sự khác nhau giữa Nồi chưng cất và Tháp nấu *******

Chưng cất ******* cao độ đạt hiệu quả cao nhờ tháp chưng cất *******

Có nên nấu ******* truyền thống bằng tháp chưng cất không?

http://maythucphamkag.com/
Góp ý
Được đăng bởi: KAGVIETNAM
Địa điểm: Hà Nội
Ngày đăng tin: 16:05 29/06/2022
Phản ánh tin rao vi phạm

DANH MỤC ×