Tranh chấp đất đai là một vấn đề phức tạp, khó giải quyết. Do đó, nhiều cá nhân, tổ chức muốn ủy quyền việc giải quyết tranh chấp đất đai cho những người có chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực này. Vậy, tranh chấp đất đai là gì? Thủ tục thực hiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho đất khai hoang 1. Tranh chấp đất đai là gìTranh chấp đất đai là thuật ngữ được định nghĩa cụ thể tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, đây là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Trong đó, có thể kể đến một số tranh chấp đất đai thường gặp trong đời sống hằng ngày gồm: Tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất do việc lấn, chiếm đất; tranh chấp lối đi chung…
Lưu ý: Tranh chấp về giao dịch nhà ở, đất ở; tranh chấp về di sản thừa kế; tranh chấp về tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ chồng khi ly hôn… không phải là tranh chấp về đất đai.
2. Thủ tục uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất
2.1 Hồ sơ cần chuẩn bịĐể công chứng hợp đồng uỷ quyền trong trường hợp này, các bên phải chuẩn bị bản sao các loại giấy tờ dưới đây và xuất trình đầy đủ bản chính của các loại giấy tờ này:
- Giấy tờ nhân thân của các bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn.
- Giấy tờ chứng mình quan hệ hôn nhân của bên uỷ quyền: Do quyền sử dụng đất có thể thuộc quyền sử dụng của nhiều người trong đó là vợ chồng hoặc là của một người độc thân.
Do đó, khi thực hiện công chứng hợp đồng uỷ quyền, cần phải nộp giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc bản án/quyết định giải quyết ly hôn có hiệu lực của Toà án để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở…
- Giấy tờ về đất đai tranh chấp (nếu có): Nếu đất đai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì các bên cần photo sổ đỏ, sổ hồng, nếu không có sổ đỏ, sổ hồng thì có thể nộp giấy tờ, tài liệu liên quan đến đất đai này.
Ngoài ra, khi công chứng văn bản uỷ quyền, các bên còn phải nộp phiếu yêu cầu công chứng ghi rõ nội dung yêu cầu là hợp đồng/giấy uỷ quyền và các giấy tờ nộp kèm theo.
Nếu các bên đã có bản dự thảo văn bản uỷ quyền thì cũng nộp kèm để công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng kiểm tra, xem xét, sửa đổi… nội dung văn bản uỷ quyền này.
>>> Xem thêm: Phí công chứng văn bản hủy hợp đồng là bao nhiêu? cần lưu ý những gì khi công chứng hủy hợp đồng? 3.2 Cơ quan giải quyếtCơ quan giải quyết thủ tục công chứng văn bản uỷ quyền là tổ chức hành nghề công chứng tại bất kỳ địa phương nào thuận tiện nhất cho bên uỷ quyền hoặc bên nhận uỷ quyền.
Trong đó, tổ chức hành nghề công chứng là phòng công chứng, văn phòng công chứng và người có thẩm quyền công chứng, ký tên, đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng là công chứng viên.
3.3 Thời hạn giải quyếtCông chứng hợp đồng uỷ quyền thực hiện trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu nội dung hồ sơ phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
Các công việc mà công chứng viên thực hiện gồm:
- Kiểm tra hồ sơ, nội dung yêu cầu, đối chiếu hồ sơ, giấy tờ mà người yêu cầu công chứng cung cấp với dự thảo hợp đồng uỷ quyền (nếu có), giải thích cụ thể quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng uỷ quyền.
- Hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký tên, điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng.
- Kiểm tra lại bản chính giấy tờ với bản sao, nội dung trong hợp đồng uỷ quyền và ký tên, ghi lời chứng và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Trả hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.
>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà nguyên căn bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên theo đúng quy định pháp luậtNhư vậy, trên đây là thông tin về vấn đề:
Thủ tục uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀĐịa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669Email:
ccnguyenhue165@gmail.com