Thyristor là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động
1. Thyristor là gì?
Xem thêm :
- Năm 1950, thyristor được đề xuất bởi William Shockley và bảo vệ bởi Moll cùng một số người khác ở phòng thí nghiệm Bell (Hoa Kỳ), được phát triển lần đầu bởi các kỹ sư năng lượng của General Electric. General Electric gọi Thyristor là Silicon-controlled rectifier (SCR).
- Thyristor là gì? Thyristor hay chỉnh lưu silic có điều khiển là phần tử bán dẫn cấu tạo từ bốn lớp bán dẫn. Thyristor có ba cực hoạt động là anode (A), cathode (K) và cực điều khiển (G). Nó được dùng cho chỉnh lưu dòng điện có điều khiển.
2. Cấu tạo Thyristor
- Thyristor gồm bốn lớp bán dẫn P-N ghép xen kẽ và được nối ra ba chân :
- A: Anode: cực dương
- K: Cathode: cực âm
- G: Gate: cực khiển (cực cổng)
- Thyristor có thể xem như tương đương hai BJT gồm một BJT loại NPN và một BJT loại PNP ghép lại như hình vẽ sau :
3. Thông số Thyristor
3.1. Dòng điện thuận cực đại
- Dòng điện thuận cực đại là dòng điện có trị số lớn nhất ở mức chịu đựng được chạy qua Thyristor. Nếu như dòng điện này quá lớn sẽ có ảnh hưởng đến hiệu điện áp của Thyristor.
3.2. Điện áp ngược cực đại
- Điện áp ngược cực đại có trị số lớn nhất ở mức chịu đựng được, được đặt giữa K và A. Dao động khoảng 100V-1000V. Thyristor có thể bị hỏng nếu như điện áp vượt qua mức này.
3.3. Dòng điện kích cực tiểu
- Dòng điện cực tiểu được kí hiệu IGmin. Trong trường hợp điện áp tại vùng VAK thấp cần có dòng điện cực tiểu tại cực G để kích dẫn điện. Dòng điện này có trị số nhỏ nhất ở mức chịu đựng được đủ để điều khiển Thyristor. Giá trị trường khoảng 1 mA – vài chục mA. Trị số cùng chiều công suất của Thyristor. Nếu Thyristor có công suất nhỏ thì IGmin sẽ có trị số nhỏ.
3.4. Thời gian mở thyristor
- Đây là thời gian hoặc độ rộng của xung kích Thyristor. Nó có tác dụng chuyển Thyristor từ trạng thái ngừng sáng dẫn và kéo dài thời gian mở vài giây.
3.5. Thời gian tắt thyristor
- Theo nguyên lí hoạt động của Thyristor sẽ tự duy trì trạng thái dẫn khi nhận được tác động kích điện. Muốn chỉnh trạng thái dẫn sang này thì có thể điều chỉnh IG và VAK về 0 và bằng nhau. Để Thyristor tắt hẳn thì cần 20-30 micro giây. Nếu thời gian không đủ dài thì VAK sẽ tăng cao khiến thyristor hoạt động và dẫn điện.
4. Ứng dụng của Thyristor
- Chính nhờ đặc điểm tự duy trì dòng dẫn khi được kích thích trong thời gian ngắn nên thyristor được ứng dụng rất nhiều trong mạch điện bảo vệ quá dòng, quá áp hoặc các hệ thống báo động,... Ngoài ra nhờ khả năng điều khiển dòng điện thông qua cực G lên Thyristor còn được sử dụng nhiều trong các mạch điện điều áp một pha, điều áp ba pha.
- Nhìn bên ngoài một thyristor có thể rất giống những linh kiện bán dẫn 3 chân khác như transistor, triac, diode hoặc IC ổn áp. Tuy nhiên bạn có thể dựa vào mạch điện kết nối cũng như ký hiệu của Thyristor là SCR để phân biệt với các linh kiện khác.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết "Thyristor là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động"
5. Liên hệ (Thyristor là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động)
Nếu bạn đang có nhu cầu cần mua hay báo giá thiết bị tự động hóa hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tận tâm, nhanh chóng và hiệu quả nhé!
-
-
- Địa Chỉ Hồ Chí Minh: 36/6 đường số 4, khu phố 5, phường An Lạc A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa Chỉ Hà Nội: 41/M2, KĐT mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- DĐ: 0984868617
- Email: trivietautomation.info@gmail.com
- MST: 0316876097
- Website: www.triviettech.com.vn – www.sineedrive.vn
- Giờ làm việc: T2 – CN / 7:30 AM – 5:00 PM
>>>>>>>>>>>Xem chi tiết bài viết: https://triviettech.com.vn/thyristor-la-gi-cau-tao-nguyen-ly-hoat-dong/