Nhắc về Nghiệp, Đức Phật chủ trương trong lý nhân quả, phải có những nghiệp tương hỗ lẫn nhau và vì có nghiệp nên có sự xuất hiện của chúng sinh. Chúng sinh từ đâu mà có : « từ nghiệp mà có » cũng vì biết mỗi chúng sinh có nghiệp nên chúng ...ta phải có Tâm Xả, À đây là vấn đề bàn cãi, trong luật thế gian, ai làm nấy chịu, trong Phật giáo, Nghiệp ai người đó lãnh, Đức Phật là một đạo sư công bằng, trong một hoàn cảnh, giòng họ Thích Ca mang nghiệp phải chịu thọ lãnh là bị tàn sát, chính ngay cả tôn giả Mục Kiền Liên cũng không thể can thiệp vào, dù cho che chở những quả phải thọ cũng xảy ra, chiếc bát đựng thân tộc giòng họ Thích đầy máu. Vậy chúng ta có cho rằng Đức Phật là thượng đế không ? Ngài không tạo ra ai và không thể cứu ai trừ khi người đó tự cứu mình, điều này rất logic. đâu có gì khác lạ trong này khi Ngài nói : "Tumhechi kiccam atappam akkhatar tathagata" "Các con phải cố gắng, các đấng Như Lai chỉ là những vị thầy" và kết lại rằng Phật Giáo là một hệ thống khoa học, mang tính giáo dục nhân cách cao thượng, và Đức Phật không chủ trương tín ngưỡng hay lễ bái Ngài. Tuệ Hỷ-Tâm Quang Hạnh.